Trong giới công nghệ, bất kỳ việc gì cũng có cách xử lý của riêng nó, không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất máy in lại tốn công biên soạn ra các quyển hướng dẫn sử dụng để rồi chúng ta lãng quên nó ở trong thùng đựng máy in, ở ngăn tủ tài liệu, ở trên kệ hóa đơn, hay ở trong ..... thùng đựng rác :D. Hãy cùng nạp mực in Bình Dương nhìn lại 1 cách nghiêm túc việc lấy giấy ra khỏi máy in khi bị kẹt giấy.
Ngày đăng: 07-04-2014
17201 lượt xem
I. Những nguy hiểm bạn có thể gặp khi lấy giấy ra không đúng cách:
1 Nguy hiểm nhất là giấy bị kẹt mãi trong máy in, bạn không có cách nào lấy ra được:
Chuyện này không đơn giản như bạn tưởng :(
Dù thế nào đi nữa, việc không thể xử lý được với bất kỳ vấn đề nào trong công việc cũng điều dẫn đến 1 kết cục thường thấy => Tốn money, LOL
Nghĩa là bạn sẽ phải Alo đến cho nhân viên nạp mực in để xử lý sự cố này (ALo cho nạp mực in Bình Dương chẳng hạn :p).
2. Những nguy cơ hỏng hóc đến các linh kiện khác bên trong máy in:
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bạn nghĩ rằng với chỉ 1 tờ giấy mỏng manh như thế làm sao có thể lấy đi của bạn vài trăm k cơ chứ, nhưng nó lại diễn ra khá thường xuyên, bởi đơn giản là: Không phải tự nhiên máy in lại kẹt giấy, :D, chắc bạn cũng đồng ý với nạp mực in Bình Dương chuyện này chứ.
Mỗi lần kẹt giấy, bạn hãy nghĩ xa hơn: có thể có vật gì đó vướng vào máy in hoặc trang giấy, 1 linh kiện nào đó của máy in hoặc hộp mực đang hoạt động không tốt. Hoặc là bạn vửa lấy hộp mực ra rồi để lại hay vừa mới thay giấy khác hay bỏ thêm giấy vào => hãy chắc chắn bạn đã làm đúng thao tác.
UI, giấy bị kẹt rồi
Nếu bạn không lấy được hoàn toàn trang giấy ra ngoài, có thể 1 mảnh nhỏ nào đó còn vướng lại bên trong máy in, vậy hãy cẩn thận, đừng vội vàng in ngay mà hãy xem xét lại vấn đề trên 1 cách nghiêm túc nhất.
II. Cùng nạp mực in Bình Dương trở lại sơ đồ chu trình đường đi của giấy khi được in:
Điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu rằng, giấy chi đi theo 1 đường nhất định bên trong máy in khi in, vì vậy nếu giấy bị kẹt, bạn cần xác định chiều đi của giấy cho đúng nhằm kéo nó ra được dễ dàng hơn.
Dù máy in của bạn có như thế nào đi nữa thì sơ đồ trên vẫn có giá trị nhất định vì nhữn gì nó thể hiện là tổng quát nhất, máy in cần có những linh kiện như trên và khi in, giấy cũng đi qua những linh kiện đó.
III. Cùng xem qua các thao tác xử lý máy in bị kẹt giấy mà nạp mực in Bình Dương đề nghị:
1. Luôn luôn lấy hộp mực (cartridge) ra khỏi máy in khi kẹt giấy:
Tuyệt đối đừng nôn nóng, ngay cả khi bạn nhìn thấy 1 phần trang giấy đã ra ngoài như hình minh họa ở phần I.2 trên thì cũng đừng dùng tay kéo giấy ra ngay, bạn sẽ rất dễ dàng làm rách giấy đấy.
Hãy nhớ rằng thao tác láy hộp mực ra ngoài là rất rất quan trọng trong mọi trường hợp kẹt giấy.
2. Luôn luôn dùng 2 tay kéo giấy:
Có thể bạn sẽ làm rách trang giấy và mãi mãi không bao giờ lấy được hết trang giấy ra ngoài cả, hãy dùng cả 2 tay, kéo giấy ra thật nhẹ nhàng, chậm rãi ngay cả khi cảm giác nhẹ tay, tuyệt đối không được kéo 1 cái nhanh và mạnh nhé :D. Ngay bản thân nạp mực in Bình Dương cũng từng kéo rách 1 tờ giấy và phải bỏ ra thêm 1 giờ đồng hồ tháo máy in ra để trả giá cho việc coi thường này :so sad:
Hãy sử dụng 2 tay kéo ở 2 bên góc trang giấy để cân bằng lực kéo
3. Sau đây là vài hình minh họa thao tác lấy giấy khi bị kẹt trong các trường hợp cụ thể:
Trường hợp trên giống như hình I.2, nghĩa là 1 phần trang giấy đã ra ngoài, tuy nhiên bạn không được kéo phần trang giấy đó mà phải tháo hộp mực ra trước, xong rồi mới từ vị trí giấy bị kẹt ở hộp mực mà lấy giấy ra ngoài.
Với những máy in có cửa sau như hình vẽ trên (canon 3300,..), bạn hãy mở cửa sau ra để việc lấy giấy nhanh chóng và an toàn hơn.
Lấy giấy theo hướng mũi tên trong hình
Hoặc lấy như này cũng OK
4. Chú ý khi giấy bị cuốn vào lô sấy, bị rách:
Hãy rút điện máy in ra đi đã, vì trường hợp này khá là mệt đấy, nếu được thì rút cả cổng usb khỏi máy tính nha. Lấy hộp mực ra lun.
Dùng nhíp hay kiềm nhỏ, rắp từng góc giấy lôi ra ngoài. Bạn đừng nên chỉ kéo 1 bên, hãy kéo nhiều chỗ suốt chiều ngang trang giấy, điều này sẽ làm giấy không bị rách.
Hãy làm từ từ và kiên nhẫn, cố gắng đừng chạm vào các linh kiện khác của máy in.
Nếu quá khó khăn, hãy nghĩ ngay đến các nhân viên nạp mực in nhek (-.-)
Written by MrCi of Vistaco.
Gửi bình luận của bạn